5 KHÔNG cần tránh khi uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành là thói quen của rất nhiều người Việt. Thức uống này được biết đến với nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, sữa đậu nành có thể ngăn ngừa các căn bệnh

5 KHÔNG cần tránh khi uống sữa đậu nành
5 KHÔNG cần tránh khi uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành là thói quen của rất nhiều người Việt. Thức uống này được biết đến với nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, sữa đậu nành có thể ngăn ngừa các căn bệnh như: gout, ung thư vú, viêm dạ dày...Mặc dù đây là thực phẩm tốt với sức khỏe nhưng nếu không biết cách sử dụng thì đây cũng có thể trở thành “thuốc độc” với cơ thể của bạn. Vì vậy, bạn hãy nhớ ngay 5 KHÔNG cần tránh khi sử dụng thức uống này ngay dưới đây để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

KHÔNG uống sữa đậu nành khi chưa nấu kỹ

Nhiều người khi uống sữa đậu nành thường không để ý xem chúng đã được nấu chín chưa. Bạn nên biết rằng, trong sữa đậu nành sống có nhiều loại chất không tốt với sức khỏe. Đặc biệt là chất gây ức chế men trypsin hay chất saponin. Nếu không đun sôi sữa đậu nành thì các chất này vẫn còn tồn tại. Nó có thể gây nên tình trạng buồn nôn hay các triệu chứng ngộ độc...

Sữa đậu nành KHÔNG uống chung với đường đỏ

Nếu bạn đang có thói quen uống chung đường đỏ với sữa đậu nành thì nên dừng lại ngay. Vì sao vậy? Bởi trong loại đường này có chứa nhiều loại axit hữu cơ. Chúng có thể kết hợp với các canxi và protit để trở thành những hợp chất biến tính. Các hợp chất này sẽ khiến dinh dưỡng của sữa bị mất đi. Không những thế, những hợp chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và cả hệ tiêu hóa của bạn.

KHÔNG uống sữa đậu nành với lượng quá nhiều

Nhiều người cho rằng uống sữa đậu nành càng nhiều càng tốt. Thực ra thì không phải vậy. Hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng do phải hấp thụ quá nhiều dưỡng chất từ thức uống này. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như: đầy hơi, khó tiêu hay thậm chí là tiêu chảy. Vì thế, tối đa 1 ngày chỉ nên uống khoảng 500ml đối với người lớn và trẻ nhỏ chỉ từ 100ml – 200ml là tốt nhất.

KHÔNG bảo quản sữa đậu nành trong phích nước nóng

Nếu bạn cho rằng, bảo quản sữa đậu nành trong phích nước nóng có thể giúp giữ được dưỡng chất của thức uống này thì bạn đã sai lầm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa đậu nành có thể bị vi khuẩn tấn công sau 3 – 4 giờ nấu chín. Vì thế, dù bạn bảo quản trong phích giữ nhiệt thì hiệu quả cũng không được như mong đợi.

KHÔNG nên uống chung sữa đậu nành với kháng sinh

Có một số thuốc kháng sinh có chứa tetracycline hay erythromycine sẽ khiến dinh dưỡng trong sữa đậu nành bị phân hủy. Vì thế, nếu trường hợp bạn cần phải uống kháng sinh để chữa bệnh thì nên uống chúng cách xa nhau ít nhất là 1 tiếng để hạn chế những phản ứng hóa học giữa kháng sinh và sữa đậu nành có thể xảy ra.

Nếu uống sữa đậu nành thì bạn đừng quên 5 KHÔNG mà chúng tôi lưu ý trên. Bạn hãy để thức uống này có thể phát huy tốt công dụng chăm sóc sức khỏe bằng cách uống sữa đậu nành khoa học và hợp lý. Như vậy, đây mới thực sự là thức uống bổ dưỡng và tốt như những gì bạn mong đợi.