Mách bạn cách xông trị cảm đơn giản tại nhà

Thời tiết thay đổi khiến việc bị cảm là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bạn cũng đừng vội mua thuốc uống. Hãy áp dụng cách xông trị cảm dưới đây. Đây là phương pháp giải cảm

Mách bạn cách xông trị cảm đơn giản tại nhà
Mách bạn cách xông trị cảm đơn giản tại nhà

Thời tiết thay đổi khiến việc bị cảm là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bạn cũng đừng vội mua thuốc uống. Hãy áp dụng cách xông trị cảm dưới đây. Đây là phương pháp giải cảm đơn giản, an toàn ngay tại nhà được lưu truyền từ nhiều đời qua.

Cách xông trị cảm cần dùng nguyên liệu nào?

Theo Đông y, có rất nhiều cách xông trị cảm ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, dù chọn loại lá xông nào thì bạn cũng cần đảm bảo lá phải có tinh dầu với tính ôn giải biểu, kháng sinh, khử trùng và trừ phong thông khiếu...Thường thì khi xông để trị cảm, người Việt sẽ thường chọn các loại thảo dược như: lá chanh, lá sả, ngải cứu, lá kinh giới, lá hương nhu, lá bạc hà, lá gừng...

Cách xông trị cảm đơn giản nhất

Cách xông trị cảm rất đơn giản. Bạn chỉ cần mang các thảo dược chuẩn bị đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi lên. Sau đó,bạn đóng phòng kín, cởi bỏ quần áo ngoài và ngồi với tư thế xếp bằng 2 chân. Đặt nồi xông ở trước mặt với khoảng cách vừa đủ để nóng trong nồi không làm bỏng cơ thể.

Bạn dùng một chiếc chăn để trùm kín người. Sau khi ổn định cơ thể, bạn hé nắp vung nồi xông từ từ để cho hơi nóng trong nồi thoát ra. Tùy theo khả năng chịu đựng độ nóng của bạn mà hé nắp vung nhiều hay ít. Quá trình xông cần hít sâu vào và thở ra đều để các tinh dầu có thể đi sâu vào trong phế nang. Khi độ nóng của nồi xông giảm gần hết thì bạn có thể mở cả nắp vung ra để xông.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách xông trị cảm tại nhà

Để đảm bảo việc thực hiện cách xông trị cảm được hiệu quả; bạn cần lưu ý những thông tin quan trọng dưới đây.

  • Thứ nhất, thời gian xông nên duy trì từ 10 – 15 phút.
  • Thứ hai, sau khi xông, bạn nên lau sạch mồ hôi thoát ra trên da và không ngồi trước quạt hay ra ngoài gió.
  • Thứ ba, lấy khoảng 50ml nước trong nồi xông đem uống
  • Thứ tư, nghỉ ngơi đến khi người khô hết mồ hôi thì đi tắm lại với nước nóng khoảng 37 độ C. Lưu ý, khi tắm nên tắm trong phòng kín gió.
  • Thứ năm, khi bị cảm, bạn không nên xông quá nhiều để tránh tình trạng mất nước hay các tác hại khác đối với cơ thể, chỉ nên thực hiện từ 1 – 2 lần là được.
  • Thứ sáu, đối với trường hợp như: cảm nắng, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh ngoài da, bệnh tim mạch hay trẻ em dưới 12 tuổi...không nên xông giải cảm.

  • Thứ bảy, nếu trong quá trình xông có triệu chứng như: choáng váng, đau đầu, khó thở thì nên ngừng việc xông lại và nghỉ ngơi. Nếu tình trạng diễn biến nặng nên đi đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Bạn có thể áp dụng cách xông trị cảm trên để tự mình điều trị bệnh ngay tại nhà. Phương pháp này thường được áp dụng với các triệu chứng cảm nhẹ hoặc áp dụng bổ sung với việc uống thuốc với với trường hợp cảm nặng.