15 điều kỳ lạ nhất mà các nhà khoa học phát hiện ra trong 20 năm qua

Thế giới đang thay đổi, rất rất nhanh. Tốc độ thay đổi này rất nhanh đến mức tăng theo cấp số nhân thay vì tuyến tính và không có dấu hiệu chậm lại, thực tế lại đang tăng dần tốc độ hơn nữa. Sau đây là 15 khám phá khoa học của thế kỷ 21 cho ta thấy điều này.

15 điều kỳ lạ nhất mà các nhà khoa học phát hiện ra trong 20 năm qua

Thế kỷ 21 có một sự thay đổi chóng mặt về khoa học. Mỗi ngày trôi qua dường như có vài đột phá mới được công bố.

Điển hình như máy tính kích cỡ siêu lớn cho đến nhỏ gọn và có kích thước bỏ túi. Các loài động vật mới được phát hiện nhanh đến mức các nhà khoa học không thể kịp để đặt tên chúng. Và chúng ta giờ đã nghiêm túc tìm kiếm các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời để tìm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.

Thế giới đang thay đổi, rất rất nhanh. Tốc độ thay đổi này rất nhanh đến mức tăng theo cấp số nhân thay vì tuyến tính và không có dấu hiệu chậm lại, thực tế lại đang tăng dần tốc độ hơn nữa.

Sau đây là 15 khám phá khoa học của thế kỷ 21 cho ta thấy điều này.

Graphene

Graphene có độ dày 1 nguyên tử và sắp xếp dạng hình lục giác đan vào nhau

Graphene là một lớp carbon có độ dày 1 nguyên tử, sắp xếp hình lục giá đan vào nhau. Nó là khối than chì (graphite) - được sử dụng trong đầu bút chì. Nhưng Graphene là một chất đáng chú ý hơn.

Graphene là vật liệu mỏng nhất mà con người biết đến có độ dày 1 nguyên tử và nó cực kỳ cứng chắc - khoảng hơn 200 lần so với thép. Graphene là một chất dẫn nhiệt và dẫn điện và cũng có đặt tính hấp thụ ánh sáng.  Các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo vật liệu kỳ diệu này trên quy mô lớn.

Lưu trữ dữ liệu 5D

Những gì nhỏ, dạng đĩa, có khả năng chịu được nhiệt độ 1.000 độ C, và có thể chứa 360 Terabyte dữ liệu trong hàng tỷ năm? Đó chính là Lưu trữ dữ liệu 5D. Công nghệ mang tính cách mạng này có thể thay đổi tương lai về cách chúng ta sử dụng và lưu trữ dữ liệu.

Các đĩa được làm từ thủy tinh có cấu trúc nano, và dữ liệu được lưu trữ và truy xuất bằng bộ ghi "Fetosecond Laser" - Một loại tia hồng ngoại (bước sóng 1,053 nm) với thời gian phát xung cực ngắn (10-15s).

Dữ liệu được ghi trên các mẫu nhỏ được in 3D trên đĩa. Người ta ước tính rằng những chiếc đĩa này có thể lưu trữ lên tới 13,8 tỷ năm, tức là gấp đôi tuổi của hành tinh chúng ta.

Máy tính lượng tử đầu tiên

Máy tính lượng tử hứa hẹn sẽ vượt trội hơn rất nhiều so với máy tính hiện nay ở một số nhiệm vụ nhất định bằng cách khai thác tính chất khác biệt của vật lý lượng tử.

IBM đã tiết lộ máy tính lượng tử thương mại của mình mang tên Q System One, vào tháng 1 năm 2019. Điều này đánh dấu máy tính lượng tử đầu tiên được thiết kế để thương mại

Q System One là một máy tính 20 bit lượng tử (qubit). Người ta ước tính rằng một máy tính lượng tử đạt được "ưu thế lượng tử" so với máy tính thông thường sẽ cần ít nhất 50 qubit.

(Bài còn nữa... sẽ được cập nhật sau)